Chắc hẳn, nhiều bạn vẫn còn đang băn khoăn, thắc mắc Tráp ăn hỏi là gì đúng không? Vậy hôm nay VIHARA C.H.O.U sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời cho điều này nhé
Đám hỏi là một lễ quan trọng trong nghi thức cưới hỏi của người Việt Nam. Là sự thông báo chính thức cho quan viên hai họ về việc cưới xin của đôi uyên ương đã được đính ước. Trong ngày này, nhà trai sẽ chuẩn bị cẩn thận rất nhiều lễ vật mang đến nhà gái. Để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên nhà gái. Như một sự xin phép trước khi nghi thức rước dâu diễn ở một ngày khác sau đó. Do vậy, với tầm quan trọng này thì ai ai cũng muốn lễ ăn hỏi phải làm sao cho chỉnh chu nhất. Thể hiện được bề thế nhà trai và sự chân thành khi muốn rước cô gái bên kia về làm dâu.
Tráp ăn hỏi là gì?
Tráp ăn hỏi là lễ vật do nhà trai chuẩn bị một cách cầu kỳ, công phu. Đựng trong mâm son thếp vàng để mang tới nhà gái trong ngày lễ ăn hỏi. Tráp đám hỏi không chỉ dừng lại là phần hình thức. Mà còn thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái.
Số lượng tráp ăn hỏi tùy vào phong tục của từng vùng miền và sự thống nhất của hai bên gia đình:
– Đối với miền Bắc, số lượng tráp là số lẻ và số lễ vật trên một tráp phải là một số chẵn. Cụ thể như tráp cau phải là 100 quả, hay với tráp bánh phải là 100 chiếc. Nhà trai có thể sắp lễ vật ăn hỏi từ 5, 7, 9, 11, 13, 15 tráp,… Tùy theo yêu cầu của nhà gái và cân đối với điều kiện kinh tế nhà trai. Người xưa cho rằng, số lẻ tượng trưng cho sự phát triển. Còn số chẵn tượng trưng cho việc có cặp có đôi.
– Mâm lễ cưới của người miền Trung thường 5 hoặc 6 lễ. Tương ứng với sinh, lão, bệnh, tử, sinh hoặc sinh, lão, bệnh, tử, sinh, lão. Mâm lễ sẽ rơi và con số sinh hoặc lão, đây sẽ là số đẹp. Cũng như mong muốn cô dâu chú rễ sớm sinh quý tử hoặc sống đến bạc đầu.
– Người miền Nam thường chọn số lượng tráp là số chẵn thông thường là 6, 8 mâm tráp. Vì theo quan niệm số 6 tượng trưng cho lộc, số 8 là phát, nên được ví là phát tài phát lộc.
– Trước ngày lễ ăn hỏi cả bên nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một số bạn nam nữ thanh niên chưa chồng, chưa vợ. Để bê tráp (bưng tráp) và đỡ tráp trong ngày lễ ăn hỏi. Tráp ăn hỏi khi mang đến nhà gái sẽ lần lượt được các cô gái đỡ lễ và cùng bưng vào trong nhà. Gọi là phù dâu, phù rể. Sau khi hoàn tất thủ tục ăn hỏi nhà gái lấy mỗi thứ một ít. Để cho nhà trai mang về và được gọi là lại tráp.
Số lễ vật còn lại nhà gái sẽ tiến hành chia ra thành các gói nhỏ mỗi thứ một ít. Rồi đem làm quà cho bạn bè, họ hàng, người thân để thông báo với mọi người về đám cưới sắp tới.
Đây là một số mẫu tráp ăn hỏi nhà VIHARA C.H.O.U đã làm, bạn có thể tham khảo:
Xem thêm dịch vụ của chúng tôi tại dịch vụ trang trí
Theo dõi fanpage của chúng tôi tại https://www.facebook.com/ViharaChou