Hãy cùng VIHARA C.H.O.U đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tráp ăn hỏi có ý nghĩa như thế nào nhé. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn sẽ tạo ra một tiệc cưới hoàn hảo cho riêng mình.
Phong tục ăn hỏi đã được truyền lại từ đời cha ông ta mà cũng không ai rõ ràng là ra đời từ bao giờ. Đi kèm với đó là ý nghĩa của tráp ăn hỏi cũng là được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay:
– Đầu tiên tráp ăn hỏi có ý nghĩa là cầu nối để nhà trai sang thưa chuyện, xin cưới với bên nhà gái.
– Mâm lễ đầy đủ, sang trọng thể hiện sự chu đáo, thành ý. Sự tôn trọng, biết ơn của nhà trai đối với nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con gái để trở thành con dâu tương lai của họ. Từ đó chính là tấm lòng, sự yêu thương, trân trọng dành cho người con dâu tương lai, người vợ của bên nhà trai.
– Là vật phẩm dâng lên tổ tiên bên nhà gái, xin sự chứng giám, phù hộ cho hạnh phúc của con cháu. Là sự dâng báo với tổ tiên về sự kiện trọng đại của gia đình.
– Lễ vật trong đám hỏi đều mang ý niệm về hạnh phúc, sự đủ đầy, phát triển đi lên.
– Tráp ăn hỏi truyền thống bao gồm tráp trầu cau, tráp chè, tráp rượu thuốc, tráp bánh cốm và tráp hoa quả. Mỗi tráp lễ lại mang một ý nghĩa riêng biệt theo quan niệm của người xưa.
Ý nghĩa một số loại mâm tráp ăn hỏi
Tráp trầu cau trong lễ ăn hỏi
Là lễ vật mà không thể thiếu được trong bất kỳ lễ ăn hỏi nào, cho dù bạn lựa chọn tráp 3, 5, 7 hay 11 đi chăng nữa. Trong văn hoá người Việt, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Đặc biệt trong ngày trọng đại trầu cau là để các cụ vừa ăn vừa trao đổi, nói chuyện, sắp xếp công việc cho hai gia đình. Tượng trưng cho sự son sắt bền lâu nặng nghĩa tình trọn đời bên nhau. Cũng là lời chúc phúc tốt đẹp dành cho các cặp uyên ương.
Để làm một lễ tráp trầu cau. Người ta luôn chọn những quả cau tròn trịa mang ý nghĩa đủ đầy. Những lá trầu tươi đẹp nhất. Mỗi quả cau lại được dán chữ hỷ. Đặt lên mâm lễ đỏ và trang trí nơ đỏ. Mang đến may mắn cho cuộc sống hôn nhân sắp tới của cặp đôi.
Tráp hoa quả
Mâm trái cây trong lễ ăn hỏi với ngụ ý cho tình yêu và cuộc sống hôn nhân của đôi uyên ương luôn ngọt ngào, tươi mới. Đồng thời hoa quả còn tượng trưng cho việc đơm hoa kết trái như lời cầu nguyện về tương lai con đàn cháu đống sung túc. Những loại hoa quả được chọn sao cho tươi ngon nhất. Ngày nay còn được kết theo hình rồng phượng cực kỳ đẹp mắt.
Tráp bánh cốm/ bánh phu thê
Đây là hai loại bánh truyền thống của Việt Nam. Mang lại sự ngọt ngào viên mãn trong tình yêu. Được làm từ gạo nếp, cốm và nhân đỗ xanh, có tính dẻo, có vị ngọt ngào. Như tình cảm vợ chồng gắn bó keo sơn không thể tách rời. Tráp bánh cốm sẽ được trang trí hình tháp, tượng trưng cho sự bền vững của tình yêu. Tráp với hương vị bánh truyền thống nên cũng được xem là gìn giữ nét đẹp văn hóa của ông cha xưa kia.
Tráp chè
Bên cạnh miếng trầu thì chén nước chè nóng cũng giúp đưa đẩy câu chuyện. Thưởng trà là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Bên chén trà nóng, câu chuyện trở nên rôm rả. Mọi người thêm gần gũi, gắn bó thân thiết. Tráp chè biểu tượng của sự kết giao giữa hai gia đình và cũng là lời báo cáo đến tổ tiên về ngày chung vui của cặp đôi.
Tráp rượu, thuốc lá
Rượu và thuốc lá là hai lễ vật thường thấy trong phong tục thờ cúng tổ tiên. Tráp rượu, thuốc lá tượng trưng cho lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên. Được dâng lên tổ tiên để minh chứng cho ngày hạnh phúc của hai bạn được suôn sẻ. Cũng là lời thông báo để chúc phúc cho cặp đôi uyên ương.
Tráp xôi gấc đỗ xanh
Xôi gấc có màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn và đỗ có màu vàng tượng trưng cho sự no đủ, ấm cúng theo thuyết màu sắc của người phương Đông. Tráp xôi bày tỏ sự kính trọng, lời cảm ơn đến tổ tiên đã gây dựng, độ trì để cuộc sống no đủ hạnh phúc.
Ngoài tráp cơ bản ra, các gia đình ngày nay cũng thường sử dụng các loại tráp rồng phượng. Tăng phần long trọng và đẹp mắt, rất lịch sự. Thể hiện thành ý đối với họ nhà gái. Không những thế, rồng phượng còn là linh vật với ý nghĩa may mắn, tài lộc và đoàn viên.
Cho đến ngày nay, dù văn hóa cưới hỏi có nhiều sự biến tấu. Nhưng ý nghĩa của tráp ăn hỏi vẫn là một truyền thống tốt đẹp được người Việt lưu giữ và truyền lại cho đời sau. Trên đây là những chia sẻ về lễ ăn hỏi truyền thống mà nhà trai cần chuẩn bị trong đám hỏi để mang sang nhà gái. Hy vọng sau khi xem bài viết này. VIHARA C.H.O.U đã giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn. Về tráp ăn hỏi – truyền thống văn hóa Việt.
Xem thêm dịch vụ của chúng tôi tại dịch vụ trang trí
Theo dõi fanpage của chúng tôi tại https://www.facebook.com/ViharaChou